Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

20 loài hoa nên trồng vào dịp tết

Dịp cuối năm, hầu như các gia đình Việt đều đang tất bật sắm hoa đón Tết cổ truyền, song nhiều gia đình vẫn phân vân khi lựa chọn loại hoa phù hợp để chưng trong nhà.




Blog Hoa Cỏ Tôi Yêu xin chia sẻ với độc giả 20 loài hoa quen thuộc và ý nghĩa của từng loại để mọi người tham khảo.

1. Hoa mai





Chỉ đến mùa xuân hoa mai mới nở rộ màu vàng rực. Loài hoa này phổ biến ở miền Nam nước ta. Trong phong tục Việt Nam, hoa mai tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc.

Hoa mai cũng là biểu hiệu của sự trung thành trong tình yêu vì nở đúng hẹn vào dịp xuân về. Vì vậy, hoa mai được giao một nhiệm vụ thật quan trọng trong thiên nhiên, đó là nhắc mùa xuân đến đúng hẹn. Bên cạnh đó, tặng người khác một cành mai hay một chậu hoa mai là thể hiện sự mong muốn tình bằng hữu gắn kết trường tồn.

2. Hoa đào





Hoa đào phổ biến ở miền Bắc nước ta và một số vùng xứ lạnh. Loài hoa này nở vào mùa xuân biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn khắng khít, thân thiết trường tồn. Chưng một cây đào trong nhà hoặc đem tặng cho một người mà bạn yêu mến là thể hiện lời cầu chúc cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mỹ mãn, niềm vui và sự yên ấm.

3. Hoa cát tường





"Cát tường" – cái tên nghe rất tiểu thư. Hoa không rực rỡ nhưng toát ra vẻ đẹp ngọt ngào, đằm thắm và quý phái. Cát tường là giống hoa được người Nhật Bản nói riêng và Á Đông nói chung rất ưa chuộng.

4. Hoa cánh chuồn





Cánh chuồn là loài hoa của sự đơn sơ, mộc mặc, ngay thẳng.. Cánh hoa mỏng manh nhắc nhở con người phải biết yêu thương vạn vật chung quanh.

5. Hoa cúc đồng tiền





Hoa cúc đồng tiền hay gọi tắt là "đồng tiền", biểu trưng cho sự hoan hỷ, mừng rỡ. Chưng trong nhà hoặc tặng bó hoa đồng tiền nghĩa là mang lại sự lạc quan, với thông điệp rằng "hãy tin thì sẽ được".

6. Hoa cau





Loài hoa này xuất hiện trong sự tích "trầu cau" nói lên sự thủy chung, tình yêu thương gắn bó. Màu trắng tinh khôi của hoa cau tượng trưng cho hòa bình. Hoa thường được chưng trong nhà vào dịp Tết ở làng quê Việt Nam.

7. Hoa trâm ổi





Trâm ổi còn gọi là ngũ sắc, loài hoa có hương thơm như trái ổi chín, nói lên sự hài hòa hoặc sự gan lì, dám đương đầu với mọi thử thách. Hoa có tên khoa học Cosmos Bipinnuatus, thuộc họ cúc. Trong tiếng Anh "cosmos" có nghĩa là hài hòa. Loài này có cây và cành hoa đều mềm mại, bông có nhiều màu: đỏ, trắng, hồng gần như nở quanh năm.

8. Hoa cúc





Cúc là loài hoa gợi lên sự ngây thơ trong sáng, đồng thời tượng trưng cho tình yêu chung thủy nhưng thầm kín. Ở Việt Nam, hoa cúc được xếp vào danh mục tứ quý (gồm tùng, cúc, trúc, mai). Hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành, dù đã héo quắt. Hoa cúc cũng không chịu rụng, dù héo khô vẫn bám lấy cành như người quân tử suốt đời không rời xa lý tưởng của mình.

9. Hoa lan hồ điệp





Từ xưa đến nay, lan vẫn được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa vương giả. Lan Việt Nam nhiều chủng loại và chứa đựng nhiều ý nghĩa. Riêng hoa lan hồ điệp từ lâu đã được phong tặng danh hiệu của sự cao sang, quý phái trong số hàng trăm loài phong lan. Bên cạnh đó, nó còn biểu tượng cho sự ngây thơ và trong sáng.

10. Hoa lan mokara vàng





Loài lan màu vàng này mang đến thông điệp về tình yêu, sắc đẹp, sự tinh tế, trang nhã, sang trọng.

11. Hoa hồng

Được mệnh danh là chúa tể các loài hoa, hoa hồng được rất nhiều người yêu thích. Loài hoa này còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới.





Hoa hồng có rất nhiều màu, mỗi màu lại mang một ý nghĩa tình cảm riêng như:

– Hồng đỏ: Tình yêu lãng mạn, niềm say mê, sự tôn trọng và tinh thần vun đắp cho tình yêu.

– Hồng trắng: Khiêm tốn, ngây thơ, trong trắng, thủy chung, tôn kính. Tặng người ấy một bó bông hồng trắng cũng nói lên rằng "tôi xứng đáng với em".

– Hồng màu hồng: Tình yêu, sự duyên dáng, trang nhã. Tặng ai hoa màu này nghĩa là nói với họ rằng: "Bạn thật dễ thương", "hạnh phúc trọn vẹn", hoặc "xin hãy tin tôi".

– Hồng cam: Sự hăng hái, nhiệt tình, khát vọng.

– Hồng tím: Sự quyến rũ, khát khao muốn nói với người ấy rằng "tôi yêu anh/em ngay từ cái nhìn đầu tiên".

12. Hoa thược dược





Loài hoa tượng trưng cho phẩm giá con người, sự thanh nhã và lòng tự trọng.

13. Hoa cẩm tú cầu





Cẩm tú cầu (một số nơi gọi là bát tiên) nói lên sự thành tâm. Loài hoa này phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở Đà Lạt.

14. Hoa đỗ quyên





Đỗ quyên "cái tên nói lên tất cả" là loài hoa mang vẻ dịu dàng, ôn hòa, nữ tính. Trên thế giới loài hoa này mang thông điệp: "Nhớ chăm sóc và giữ gìn sức khỏe em nhé!" (take care of yourself for me).

Hoa đỗ quyên thuộc họ ericaceae hay heath (thạch nam). Loài này còn có tên là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà.

Hoa này có nhiều màu, ứng với mỗi màu thì tên gọi khác nhau như: tử quyên (đỏ tía), hồng quyên (đỏ nhạt), bạch quyên (trắng), hoàng quyên (vàng)…

15. Hoa hồng môn





Hồng môn có nhiều màu. tên tiếng Anh là Anthuriums. Một chậu hoa hồng môn chưng trong nhà bày tỏ sự nhiệt tình, hiếu khách. Ngoài ra loài hoa này được tặng cho người khác còn nói lên một tình cảm chân thành khọn gian dối, nồng ấm, sự thanh lịch, tao nhã.

16. Hoa dạ yến thảo





Dạ yên thảo còn có tên là dạ hương thảo. Khi hoa được tặng đến một người mà bạn yêu quý, nó mang ý nghĩa của sự bình tâm, thư thái và thoải mái. 

17. Hoa lay ơn



Lay ơn tiếng Anh gọi là gladiola. Nó còn có tên khác là kiếm lan (vì lá dài giống như lưỡi kiếm). Đây là loài hoa của sự hoài niệm, tôn kính và cá tính. Tặng một bó lay ơn cho ai đó còn mang còn ý nghĩa của sự hẹn hò. Kiếm lan thường được tặng cho người mình thầm yêu với ngụ ý rằng mình mong được gặp mặt người ấy.

18. Hoa hướng dương





Hướng dương nhìn về ánh mặt trời, loài hoa thể hiện sự lạc quan, lối sống tích cực, yêu đời, một hướng đi mới tươi đẹp. Hướng dương được người dân khắp thế giới yêu mến. Loài hoa to, tròn được đánh giá là có thế mạnh về kích cỡ này thực sự chỉ xoay theo hướng mặt trời trong chuyến hành trình mỗi ngày từ Đông sang Tây.  

19. Hoa cúc áo




Hoa cúc áo gợi lên sự hạnh phúc và niềm vui thầm lặng, giản dị.

20. Hoa trạng nguyên




Tên loài hoa mang ý nghĩa của sự thành đạt. Chưng chậu hoa trạng nguyên trong ngày Tết thể hiện mong muốn một năm mới thành công và may mắn. Ngoài ra tặng ai đó một chậu hoa trạng nguyên cũng là lời cầu chúc sự thành công với thông điệp "hãy hy vọng, đừng nản chí”.

Bạn hãy chọn một loài hoa cho gia đình mình thêm ấm áp và hạnh phúc trong tết này nhé!




Cách trồng hoa tuylip cho dịp tết ở miền Bắc

Hoa tulip là loài hoa đặc trưng của đất nước Hà Lan với màu sắc rực rỡ và sức sống mãnh liệt, để có được một chậu hoa đẹp người trồng hoa cần chú ý cẩn thẩn từng bước trong kỹ thuật trồng hoa.
Hoa tulip với rất nhiều chủng loại và màu sắc, là loại hoa được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới. Loài tuyệt đẹp này ẩn bên trong một sức sống mạnh mẽ, tuy nhiên người trồng hoa phải chú ý cẩn thận những yếu tố môi trường cũng như kỹ thuật trồng hoa tulip để có được những chậu hoa rực rỡ nhất.

Ánh sáng

Tulip yêu cầu cường độ ánh sáng ở mức trung bình đến yếu. Trong điều kiện trồng vào những ngày nắng, cần che bớt ánh sáng, nêu trời dâm mát thì không cần che ánh sáng, chỉ cần che mưa, sương muối.
Nắm vững kỹ thuật trồng hoa sẽ giúp người trồng hoa có được những bông tulip rực rỡ nhất.

Nhiệt độ

Tulip là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 16-20 độ C, ban đêm là 10 độ C -15 độ C. Dưới 10 độ C và trên 25 độ C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù.

Độ ẩm

Đất quá khô hoặc quá ẩm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của Tulip. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước (tương đương độ ẩm đất 75-80%), thời kỳ ra hoa cây cần ít nước hơn (độ ẩm đất 65-70%). Độ ẩm đất trung bình 70-75%, độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp với cây Tulip.
Bên cạnh kỹ thuật trồng hoa, điều kiện tự nhiên cũng là những yếu tố quan trọng để có chậu hoa tulip đẹp.

Thời vụ trồng

Thời điểm trồng từ khoảng 15/11 - 30/12 tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống và tình hình thực tế của hàng năm. Ở các vùng khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sa Pa có thể trồng quanh năm, còn ở Mộc Châu chỉ nên trồng chủ yếu để thu vào dịp tết Nguyên Đán.

Chuẩn bị giá thể, chậu trồng

Vụn xơ dừa, trấn hun, phân chuồng mục, đất sa được trộn theo tỉ lệ 1:1:1:1 sau đó xử lý nấm bệnh bằng biện pháp xông hoá chất trước khi trồng 2 - 3 tuần. Chậu để trồng cây có thể sử dụng các loại chậu trồng bằng nhựa cứng, nhựa mềm hoặc chậu sứ, có đường kính 7 - 10 cm hoặc 18 - 20cm trồng từ 1 - 3 cây/chậu.
Kỹ thuật trồng hoa tulip trong chậu tại gia

Chọn củ giống

Củ giống không được trầy xước, đã bật mầm và đồng đều. Khi mua củ giống cần chú ý không chọn những củ đã bị thâm hat méo mó, mềm nhũn. Trước khi trồng, hãy gói củ tulip vào túi giấy rồi cho vào tủ lạnh khoảng 8-10 tuần. Trên thị trường hiện nay cũng có loại củ đã được ướp lạnh sẵn rất tiện dụng.
Kỹ thuật trồng hoa tulip trong chậu tại gia

Kỹ thuật trồng hoa

Cho giá thể vào khoảng 2/3 chậu, đặt củ theo hướng thẳng đứng, mầm hướng lên trên. Sau đó lấp tiếp giá thể cho đến khi ngập củ.
Kỹ thuật trồng hoa tulip trong chậu tại gia

Kỹ thuật trồng hoa tulip trong chậu tại gia

Từ 7 - 10 ngày đầu thường xuyên tưới nước giữ cho đủ ẩm để củ bật mầm và ra rễ tốt hơn. Sau đó giảm dần lượng nước tưới, duy trì độ ẩm của giá thể từ 65 - 75%. Bên cạnh đó, người trồng hoa nên rào và che chắn chậu hoa lại để tránh chuột bọ hoặc côn trùng cắn phá.

Cách chăm sóc chậu hoa tulip

Khi cây đã đạt độ cao 5-10cm thì cần kiểm tra cây. Các củ không mọc lên cây, cây bị biến dạng thì cần nhổ lên ngay, tránh lây nhiễm sang các cây khác trong chậu.
Kỹ thuật trồng hoa tulip trong chậu tại gia
Các củ bị biến dạng nên bỏ để tránh gây hại sang củ khác

Trong 1 tuần đầu sau trồng, không cần bón phân. Sau khi mầm Tulip cao 10-12cm thì tiến hành bón phân thúc, cứ 7-10 ngày bón 1 lần, hòa loãng phân ở nồng độ 0,5% để tưới. Đối với Tulip nên bón các loại phân vi lượng có chứa Ca,Mg, Mn… Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa cần phun một số phân bón lá như: Komix, Antonix, đầu trâu..…